Specialist và Generalist: Chuyên sâu hay Biết Tuốt?

Ngao Academy
Ngao Academy

"Chuyên môn sâu và Biết tuốt"

Vậy bạn muốn là ai trong 2 kiểu người trên?

- Nếu là Generalist tức là kiểu "gì cũng biết", tất nhiên không phải biết tất mà ở mức độ vừa phải, đủ dùng.

- Nếu là Specialist tức bạn là Chuyên gia trong một lĩnh vực hay ngách nào đó.

Thế giới bây giờ phát triển nhanh lắm, nhiều người hay cho là "Thời đại này phải đa zi năng, gì cũng biết thì mới dễ sống được". Kéo theo đó là một loạt hiệu ứng từ FOMO, Peer Pressure đủ thứ là vậy.

Tâm đồng ý với việc bây giờ phải liên tục cập nhật học hỏi liên tục, mở rộng kiên thức để tạo ra sự đa dạng và trải nghiệm.

Nhưng nếu chỉ biết mỗi thứ một chút, ở mức gì cũng nhúng chân học sơ sơ hay ở mức vừa phải. Thì có một thực tế bạn phải chấp nhận là năng lực vừa vừa thì thu nhập của bạn cũng vừa vừa, thậm chí là thấp dần so với thị trường ngoài kia.

Bạn để ý xem, giống như việc một người đi tìm mua sản phẩm gì đó, họ sẽ trả tiền cao cho nơi chuyên sản xuất hay chính hãng, chứ những nơi như tạp hóa cái gì cũng có thì thường giá sỉ rẻ và không được trả cao.

Ông bà xưa nói câu: một nghề cho chín, còn hơn chín nghề là vậy.

Và cũng có câu: Không bỏ trứng vào 1 rổ.

Vậy rốt cuộc chọn như nào đây???

Nếu là Specialist thì bạn có khả năng tạo ra thu nhập cao, còn nếu cứ chung chung như Generalist thì sẽ mãi là người trung bình.

Nhưng ngược lại, nếu chỉ tập trung phát triển 1 thứ duy nhất, liệu mình có đang quá phụ thuộc vào nó không?

Góc nhìn của Tâm là mình chọn cả 2 :)))

Đúng rồi, mình vừa là Specialist và cũng vừa là Generalist

Tại sao phải chọn 1 trong khi tụi mình có thể chọn cả 2 thứ đó mà đúng không?

Sẽ có những giai đoạn mình sẽ tập trung vào General, có giai đoạn thì cần Special. Việc của bạn là xem lúc nào thì nên dùng kiểu nào thôi!

#1 Mình sẽ chọn Generalist khi...

Những lúc mông lung, chưa định vị được mình là ai, thì hãy là một General đúng nghĩa. Thường giai đoạn này rơi vào các bạn ở những năm cấp 3 và đại học thậm chí nếu không tháo gở được nhiều người rơi vào sự mông lung cả đời. Giai đoạn này bạn cứ thử và học hỏi nhiều nhất có thể.

Ví dụ như một bạn đang không biết mình nên đi về đâu trong ngành Marketing rộng lớn thì ban đầu cứ dấn thân học tổng quan trước, nắm được cái overview - foundation của ngành rồi thì sẽ có thêm được nhiều góc nhìn để lựa chọn phù hợp hơn.

Mà không phải là kiểu mỗi ngày học một ngách khác nhau hay mỗi tháng tìm hiểu lĩnh vực khác nhau đâu nhen. Thử kiểu này chỉ càng làm bạn mông lung hơn thôi. Mỗi ngách bạn chọn cần thời gian thử sức và học làm với nó mới cảm nhận rõ được.

Quan sát bản thân nhiều hơn xem về nhiều mặt tư duy, sở thích, cảm xúc và sự phù hợp của bạn đối với những lĩnh vực hay ngách bạn đang phân vân. Chọn lọc ra và ngâm cứu nó ít nhất 3 - 6 tháng mới có thể đưa ra kết luận rõ ràng được.

Mức độ bạn Hiểu bản thân nó giúp ít rất nhiều trong việc xác định bản thân đi được dài với một lĩnh vực nào đó không. Cứ cố gắng update liên tục sẽ tìm ra lối đi sớm thôi.

#2 Mình sẽ chọn Specialist khi...

Sau khi bạn đã thử sức và cảm thấy có một ngách nào đó "hợp cạ" với mình, khi đó bạn nên bắt đầu tập trung, đào sâu hơn vào nó.

Kiểu nhiều bạn sau một thời gian học foundation Marketing rồi, nắm được tổng quan rồi, sẽ thấy có những cái mình mạnh và phù hợp để mình đi đường dài với nó, có bạn thì là ngách Content Marketing hay Social Media, có bạn thì là Digital có bạn thì là Ecommerce,... Và từ đó bạn hãy cân nhắc làm Specialist.  

Lúc này bạn đào sâu từ chuyên môn, kiến thức, trải nghiệm, cho đến mối quan hệ (hay mình còn gọi là giá trị lõi của một người) để đi sâu vào lĩnh vực đã chọn. Bạn càng master ngách đó bao nhiêu, bạn càng có cơ hội trở thành người có ảnh hưởng, tạo giá trị và được săn đón bấy nhiêu.

Việc chọn lựa giữa Generalist và Specialist không phải là một quyết định cố định mà nên được xem xét dựa trên giai đoạn sự nghiệp và mục tiêu cá nhân của bạn như thế nào.

Bạn chọn trở thành Generalist hay Specialist, hoặc kết hợp cả hai phụ thuộc vào mục tiêu, sở thích và giai đoạn sự nghiệp của bản thân. Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm riêng và không có con đường nào là tốt nhất cho mọi người.

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần gì, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất với mình.

Chìa khóa giúp Tâm phát triển liên tục là luôn linh hoạt, sẵn sàng thay đổi và thích nghi. Đó chính là cách để bạn không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng trong thế giới thay đổi mau lẹ hiện tại.

Vậy rồi bạn đang là Specialist hay Generalist?

Tâm có gửi bộ câu hỏi thấu hiểu bản thân hơn mỗi ngày nhaaa các bạn vào đây tìm hiểu nhé!

Nguồn: Trần Hoangg Ngọc Tâm - Founder Ngáo Content & Ngao Academy